“Hệ thống cơ điện” trong công trình là gì?

Nếu ví công trình như một cơ thể con người. Thì phần xây dựng như 1 bộ khung xương, phần nội thất kiến trúc như da thịt thì hệ thống cơ điện là “Hệ tuần hoàn” giúp công trình vận hành trơn tru và ổn định.

Hệ thống cơ điện trong công trình là gì?

Hệ thống cơ điện công trình hay còn gọi là hệ thống MEP (tên viết tắt Mechanical & Electrical & Plumbing)

Một công trình xây dựng thường bao gồm 3 phần chính:

  1. Xây dựng
  2. Nội thất kiến trúc
  3. Hệ thống cơ điện ( Hệ thống ME hay MEP)

Phần xây dựng hay phần thô bao gồm các công tác thi công móng, thi công phần thân cột dầm sàn, xây trát ốp lát, sơn bả, thạch cao…

Phần nội thất là cung cấp và lắp đặt đồ đạc như bàn ghế, tủ, quầy và các đồ trang trí.

Phần cơ điện còn gọi là ME hay MEP bao gồm tất cả các hạng mục:

  • Hệ thống điện ( Electrical)
  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
  • Hệ thống phòng cháy ( Fire alarm & Fire fighting)
  • Hệ thống cấp thoát nước ( Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)

M&E và MEP khác nhau thế nào?

Hệ thống cơ điện tên gọi chính xác là MEP.

M&E là một cách gọi khác theo thói quen mà thôi, và không chính xác

Phần Điện (Electrical)

Điện nặng bao gồm:

  • Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board).
  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
  • Hệ thống chiếu sáng: Lighting
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)

Hệ thống chống sét – tiếp địa an toàn điện

  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system hay grounding system
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
  • Hệ thống PA ( public address system) ….

Phần Hệ thống thông gió và điều hòa ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)

Hệ thống sưởi(Heating).

Được dùng để tạo ra nhiệt (độ ấm) trong các toà nhà hay trung tâm thương mại, thông thường điều này được thực hiện bởi một hệ thống sưởi trung tâm.

Cấu tạo chung của hệ thống sưởi gồm có:

  • Nồi hơi
  • Lò sưởi hay bơm nhiệt: Dùng để đun nóng nước, hơi nước hoặc có thể là không khí tại vị trí trung tâm như: phòng lò trong một ngôi nhà, một phòng cơ khí trong một toà nhà lớn. Phần hơi nóng có thể được chuyển bằng cách đối lưu, dẫn nhiệt hoặc là bức xạ.

Hệ thống thông gió (Ventilation)

Nhiệm vụ của hệ thống này là thay đổi hoặc là thay thế luồng không khí trong không gian bất kỳ. Nhằm kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ bất kỳ sự kết hợp giữa độ ẩm, mùi, khói, nhiệt, bụi, hay là vi khuẩn bên trong không khí hoặc là CO2 và bổ sung Oxy.

Trong nhiều trường hợp, thông gió cũng bao gồm cả việc thực hiện trao đổi luồng không khí với bên ngoài. Và lưu thông luồng không khí trong toà nhà.

Hệ thống thông gió là một yếu tố rất quan trọng duy trì chất lượng của không khí bên trong mỗi khu vực trong các toà nhà.

Hiện nay, có 2 phương pháp thông gió chính đó là thông gió cưỡng bức (quạt thông gió) và thông gió tự nhiên.

Điều hoà không khí (Air conditioning)

Nhiệm vụ: Cung cấp luồng không khí theo yêu cầu cài đặt từ trước và độ ẩm cho toàn bộ hoặc là một phần của toà nhà.

Điều hoà không khí và làm lạnh thường được tạo ra bằng cách loại bỏ nhiệt từ bên trong hệ thống. Nhiệt độ của không khí có thể được loại bỏ bằng bức xạ, đối lưu hoặc truyền dẫn qua một thiết bị làm lạnh. Một vài phương tiện giúp truyền dẫn lạnh như nước, không khí, nước đá, hoá chất hay gọi chung là chất làm lạnh.

Chu trình của hệ thống HVAC.

  • Supply Air: Cung cấp không khí, ở đây bao gồm là không khí lạnh và không khí nóng.
  • Return Air: Mang không khí quay về.
  • Exhaust Air: Thải luồng không khí không sạch ra bên ngoài, thường là thải trong các phòng vệ sinh.

Dấu hiệu hệ thống HVAC.

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi có hệ thống HVAC đó là các ống dẫn chạy khắp công trình. Hiện nay, ống dẫn phục vụ cho HVAC thường có 3 hình thái khác nhau đó là Vuông (Rect), Tròn (Round) và Oval. Vật liệu chủ yếu là tôn và các tấm cách nhiệt.

Tuy nhiên, để dễ dàng cho việc chế tạo và thi công thì người ta thường sử dụng hai loại ống là hình vuông và hình tròn.

Đối với một nhà thầu cơ điện, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống HVAC cho công trình là rất quan trọng. Hầu hết các dự án thi công hệ thống cơ điện mới hay bảo dưỡng, cải tạo đều liên quan đến hệ thống HVAC. Vì vậy, các chủ đầu tư nên tìm đến những nhà thầu cơ điện lạnh chuyên nghiệp.

Hệ thống cấp thoát nước (Plumping)

Hệ thống cấp nước

  • Trong công trình có hệ thống cấp nước nóng và cấp nước lạnh.
    • Trong hệ thống cấp nước nóng thì có 2 hình thức
      • 1 là cấp nước nóng cục bộ. (Được cấp từ các bình nước nóng 15l, 20l, 30l, 50l tới các thiết bị vệ sinh)
      • 2 là Cấp nước nóng trung tâm. Trong hệ cấp nước nóng trung tâm lại có :
      • Hệ thống Heatpum (máy bơm tạo nhiệt)
      • Hệ thống năng lượng mặt trời (làm nóng bằng ánh sáng mặt trời)

Hệ thống thoát nước.

  • Hệ thống thoát nước bẩn.
  • Hệ thống thoát phân.
  • Hệ thống thoát nước mưa.
  • Hệ thống thông hơi.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Hệ thống Báo cháy (Detection)

Một trong những thành phần quan trọng của hệ thống báo cháy là các đầu báo. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Một số đầu báo cháy tiên tiến còn có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói. Khi nhiệt độ /khói vượt ngưỡng cho phép, đầu báo sẽ phát tín hiệu về tủ trung tâm báo cháy.

Hệ thống này cho phép hiển thị về theo từng địa điểm, giúp phát hiện sự cố một cách cụ thể và rõ ràng, giúp công tác chữa cháy hiệu quả và nhanh chóng hơn. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, diện tích rộng như công trường, khu công nghiệp, trung tâm thương mại quy mô lớn.

Hệ thống chữa cháy

Các hệ thống PCCC truyền thống và hiện đại được chia làm 3 loại: sử dụng nước, bọt và khí.

Sử dụng nước

Hệ thống khắc phục đám cháy bằng nước quen thuộc nhất hiện nay là hệ thống sprinkler. Hệ thống chữa cháy tự động với đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực. Đây là hệ thống được lắp đặt rộng rãi tại các khu vực có diện tích lớn như cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại.

Mỗi một đầu sprinkler sẽ tự động phun nước để dập lửa khi mới hình thành. Hệ thống này có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn.

Sử dụng bọt

Với các đám cháy hình thành từ chất dẫn là xăng dầu, thì hệ thống chữa cháy bằng nước không có tác dụng. Khi đó người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam). Khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do việc giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống sử dụng bọt hiện nay được tin dùng rộng rãi.

Bọt chữa cháy được tạo ra từ 3 thành phần: nước, bọt cô đặc và không khí.

Sử dụng khí

Giải pháp chữa cháy sử dụng khí phổ biến nhất hiện nay là bình lạnh CO2. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, người dùng rất dễ bị bỏng lạnh. Hoặc nguy hại hơn là gây suy hô hấp dẫn đến tử vong cho những người có mặt trong địa điểm cháy.

Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng hỗn hợp khí Inergen – sử dụng khí trơ là giải pháp tối ưu. Khí trơ là những khí không bị tác động bởi các chất khác, và loại khí trơ thường được sử dụng trong chữa cháy hiện nay là hỗn hợp khí trơ bao gồm nitơ, cacbon dioxit và agon.

Phương pháp chữa cháy này tập trung vào việc làm giảm nồng độ oxy. Nhưng không gây nguy hiểm cho người như khí CO2. Vì đây là hỗn hợp khí tự nhiên không ảnh hưởng tới hô hấp của con người. Đồng thời, không như hệ thống dùng nước hay bọt. Khí trơ không làm hư hại các loại máy móc, thiết bị, vì vậy rất phù hợp lắp đặt, sử dụng trong nhà máy, nhà xưởng hay phòng có nhiều thiết bị điện tử.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy: (Sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Mỗi một hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, từng công trình. Vì Vậy, người dân cũng như CĐT nên coi trọng công tác này, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp hệ thống phù hợp nhất cho công trình của mình

Kết luận

Nếu ví công trình như một cơ thể con người. Thì phần xây dựng như 1 bộ khung xương, phần nội thất kiến trúc như da thịt, còn phần cơ điện là Hệ tuần hoàn” giúp công trình vận hành trơn tru và ổn định.

Trước đây khi nhu cầu chưa cao, các thiết bị và quy mô công trình còn hạn chế. Nên gói thầu cơ điện chỉ bao gồm hệ thống điện, nước và phần thông tin liên lạc. Giá trị gói M&E vào khoảng 10% tổng giá trị xây lắp công trình.

Ngày nay khi nhu cầu sử dụng và các thiết bị phát triển. Hệ thống cơ điện đã bao gồm thêm nhiều hệ thống như: Hệ thống điều hòa thông gió, thiết bị phòng cháy chữa cháy, các thiết bị camera an ninh, hệ thống âm thanh, gas…. Giá trị gói M&E đã tăng đáng kể, rơi vào 40%-50% giá trị xây lắp công trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Đi đến