Thi công hệ thống cấp thoát nước công trình.

Thi công hệ thống cấp thoát nước là một hạng mục không thể thiếu trong hệ thống cơ điện công trình. Là việc lắp đặt đường ống cấp nước, ống thoát nước, và các thiết bị trong công trình đúng kỹ thuật, đảm bảo tối ưu chi phí lắp đặt và vận hành sau này.

Tham khảo bài viết thi công hệ thống cơ điện công trình tại đây:

Các công việc chính trong thi công hệ thống cấp thoát nước công trình bao gồm:

Thi công hạng mục cấp nước.

Lắp đặt đường ống trong các nhà vệ sinh, khu bếp

Đường ống cấp nước được sử dụng chủ yếu hiện nay là loại ống PPR. Vì có ưu điểm là an toàn vệ sinh, độ bền cao, tính đàn hồi tốt, chịu được va đập và áp lực cao, không bị oxi hóa. Với đường ống cấp nước lạnh dùng ống PPR – PN10 (áp lực danh nghĩa 10Bar) (loại ống có chỉ mầu xanh). Đường ống cấp nước nóng dùng ống PPR – PN20 (áp lực danh nghĩa 20Bar) (loại ống có chỉ mầu đỏ).

Quy trình thi công đường ống cấp nước trong các khu vệ sinh.

  • Đọc bản vẽ định vị các thiết bị vệ sinh, bếp
  • Lấy dấu lên tường
  • Cắt đục tường
  • Định vị khoan ty treo ống cấp nước (với các đoạn ống đi trên trần)
  • Lắp đặt đường ống bằng phương pháp hàn nhiệt.
  • Trám trát tường nơi có đường ống đi qua

Lắp đặt đường ống cấp nước trong trục kỹ thuật, hành lang.

Ống nước trong trục kỹ thuật chủ yếu vẫn là dùng ống PPR. Một số các công trình lớn có hệ thống nước nóng trung tâm thì đường ống cấp nước nóng dùng ống Inox 304 và có bọc bảo ôn.

Quy trình thi công đường ống cấp nước trong hộp kỹ thuật và hành lang.

  • Đọc bản vẽ sơ đồ nguyên lý cấp nước, định vị chính xác vị trí các trục ống cấp nước
  • Gia công lắp đặt các giá đỡ ống. Các giá đỡ thường dùng là thép mạ kẽm hoặc ít nhất phải được sơn chống rỉ cẩn thận trước khi lắp đặt.
  • Lắp đặt đường ống vào các giá đỡ (lưu ý, định vị chính xác các điểm chờ để kết nối với ống ngoài hành lang và ống trong nhà vệ sinh)
  • Kết nối ống trục với các ống nhánh

Lắp đặt đường ống cấp nước máy bơm lên mái và máy bơm tăng áp mái.

  • Lắp máy bơm lên mái lưu ý lựa chọn công suất máy bơm phù hợp. Với nhà dân, biệt thự chọn áp lực đẩy máy bơm lớn hơn chiều cao tính từ máy bơm lên két mái 15 m. (Ví dụ: Chiều cao ngôi nhà 4 tầng từ máy bơm lên bể mái là 15m thì chọn bơm có áp lực đẩy là khoảng từ 30-35 m là phù hợp)
  • Lắp đặt máy bơm tăng áp trên mái. Bơm tăng áp lực nước trong ống cho 2 tầng trên cùng của căn nhà. Lưu ý phải lắp đường ống đẩy máy bơm thông với két nước qua van khóa và van 1 chiều để khi mất điện nước vẫn có thể tự chảy xuống bên dưới.

Sơ đồ lắp đặt cụm bơm tăng áp nhà dân điển hình.

Thử áp lực hệ thống cấp nước.

Bịt kín tất cả các đầu chờ, kết nối liên thông các tuyến ống với nhau. Tiến hành lắp đặt đồng hồ đo áp rồi bơm nước thử áp lực ở 5 kg. Kiểm tra tất cả các mối nối đảm bảo không được phép hở.

Thi công hạng mục thoát nước và thông hơi.

Ống thoát nước trong các công trình thấp tầng (<10 tầng) tường dùng ống UPVC Class 2.

Định vị đặt chờ ống xuyên sàn khi đổ bê tông, hoặc khoan rút lõi bê tông.

Đường kính lỗ chờ lên lớn hơn đường kính ống thoát đi qua lỗ ấy là 2 cấp đường kính để sau đổ bù cổ ống và chống thấm đảm bảo chất lượng.

Lắp đặt ống thoát nước xí (bồn cầu).

  • Dựng ống trục thoát nước xí
  • Định vị lắp đặt ống nhánh thoát nước xí. Các điểm chuyển hướng của ống thoát nước bắt buộc phải dùng chếch 45 độ (không dùng cút 90 độ). Với các tuyến ống nhánh dài từ tâm xí tới trục >2 m phải làm thêm thông hơi nhánh để đảm bảo nước thoát được, không gây tắc, và tiếng ồn. Đường kính ống thoát xí tối thiểu D110 mm.
  • Đường ống thoát nước nhánh phải đảm bảo độ dốc đều (khoảng 1%), đủ để các cặn bẩn trôi hết vào ống trục.
  • Các trục ống thoát nước xí phải được thông hơi lên mái để tránh hiện tượng “e” khí, tắc ống.
  • Thường các công trình dân dụng hay dùng bể phốt. Khi dùng bể phốt bắt buộc phải có đường ống thông hơi cho bể phốt. Thường dùng ống UPVC D75 thông hơi từ bể phốt lên mái.
  • Khi kết nối đường ống thoát nước xí với bể phốt cần lưu ý các điểm sau.
    • Cao độ đường ống vào bể phải lớn hơn hoặc bằng cao độ ống đầu ra của bể phốt.
    • Đường kính ống đầu ra của bể phốt phải lớn hơn đường kính ống đầu vào của bể phốt.
    • Cao độ đầu chờ ống thông hơi phải lớn hơn cao độ ống nước vào bể.
    • Không xả đấu nối thẳng nước thải vào bể phốt mà phải dẫn nước thông qua 1 cái T để động năng của nước vào không làm phá vỡ lớp màng vi sinh trong bể phốt.

Hình trên là sơ đồ lắp đặt chuẩn của 1 bể phốt đúng kỹ thuật.

    • Không đấu nối ống xả trực tiếp bể phốt mà phải thông qua T để không làm trôi lớp màng vi sinh.

Lắp đặt tuyến ống thoát nước rửa.

  • Dựng ống trục thoát sàn, Lưu ý các cao độ đầu chờ đón ống nhánh, sao cho không quá thấp, hoặc vướng vào các tuyến ống khác. Các ống trục bắt buộc phải được đấu thông hơi lên mái.
  • Lưu ý vị trí đặt thoát sàn sao cho nước thoát được thuận tiện nhất, dễ dàng cho việc cán nền tạo độ dốc trong nhà vệ sinh.

         

  • Tại các vị trí thoát sàn phải lắp đặt siphong để ngăn mùi hôi. Các ống thoát sàn nên dùng đường kính tối thiểu D75.
  • Các tuyến ống nhánh thoát nước rửa phải đảm bảo độ dốc đều (trung bình 1~1.5 %). Với chiều dài ống nhánh >2m nên lắp đặt ống thông hơi nhánh để tránh hiện tượng “e khí”.
  • Với các ống nhánh thoát nước đi trên phòng ngủ hoặc phòng khách nên lắp bảo ôn để chống ồn.
  • Không lắp đặt chung ống thoát nước rửa với ống thoát nước xí.

Lắp đặt tuyến ống thoát nước mưa.

  • Thông thường mỗi nhà dân có từ 2 -3 trục ống thoát nước mưa mái và nước mưa ban công.
  • Không lắp đặt chung ống thoát nước mưa với ống thoát nước xí.
  • Hạn chế lắp đặt chung ống thoát nước mưa với ống thoát nước rửa

Thử kín hệ thống thoát nước

Bịt các đầu chờ và bơm nước vào toàn bộ đường ống thoát nước. Ngâm nước trong ống 1 ngày và kiểm tra đảm bảo các mối nối không bị rò rỉ.

Đổ bù chống thấm cổ ống xuyên sàn.

Rất nhiều đơn vị thi công không chú ý hoặc làm không tốt công việc này. Dẫn đến công trình sau một thời gian sử dụng nước bị thấm xuống dưới gây bất tiện vô cùng.

Khi lắp đặt ống qua sàn xong phải đục tỉa miệng lỗ, vệ sinh sạch sẽ miệng lỗ khoan. (Với lỗ đặt chờ phải đục bỏ ống nhựa đặt chờ). Ghép cốp pha đáy ống và đổ bù cổ ống bằng vữa không co hoặc bằng Sika.

Sau 3 ngày tháo cốp pha và vệ sinh chống thấm cả sàn WC bằng các vật liệu chống thấm chuyên biệt.

Sau khi chống thấm xong phải tiến hành ngâm nước thử trong 48h. Đảm bảo cả sàn không có hiện tượng thấm nước mới đạt yêu cầu.

Lắp đặt thiết bị vệ sinh.

Lắp đặt xí, chậu rửa, thoát sàn, chậu bếp……

Kiểm tra vận hành chạy thử toàn bộ hệ thống cấp thoát nước.

Công việc thi công hệ thống cấp thoát nước chỉ được hoàn thành sau khi tiến chạy thử tất cả các thiết bị đạt yêu cầu. Đảm bảo tất các các kết nối đã kín khít, không có hiện tượng rỉ nước. Áp lực nước khi xả không được quá yếu hoặc quá mạnh. Nước thoát nhanh và không gây tiếng ồn.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ các bước chính và cũng là các lưu ý chính trong công tác thi công hệ thống cấp thoát nước công trình. Quý vị có thể dựa vào đây để tự thi công hoặc giám sát đơn vị thi công để đảm bảo chất lượng công trình. Để tránh những sự cố có thể xảy ra sau này quý vị nên thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp có uy tín để làm. Hoặc quý vị liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ Hotline:0989.578.569

Mời các bạn xem Video phân tích về nguyên lý lắp đặt hệ thống thoát nước để không bị tắc ống

Các bài viết liên quan:

Thi công hệ thống cơ điện công trình dân dụng.

Tư vấn thiết kế hệ thống cấp thoát nước công trình.

Các lưu ý khi thiết kế và thi công hạng mục cấp nước công trình

7 lỗi thường gặp của hệ thống cơ điện công trình

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Đi đến